
Thông tin liên hệ
Địa chỉ Maps
Nhắc đến cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người ta nói nhiều đến Sài Gòn, đến Huế, đến Đà Lạt, mà quên rằng cao nguyên B'lao - mảnh đất Bảo Lộc ngày nay cũng là nơi mà cố nhạc sĩ họ Trịnh gửi một phần hồn thơ, viết gửi nàng Dao Ánh hơn 300 bức thư bộc bạch chân tình của mình.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
Nằm trên cao nguyên Di Linh, khí trời B’lao quanh năm mát mẻ, có phần se se lạnh, lại nằm giữa không gian rừng núi hoang sơ,.. tất cả đã khiến con người cảm thấy thật bé nhỏ giữa thiên nhiên để rồi không thôi khắc khoải với những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời về nhân sinh, nhất là đối với người nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm như Trịnh Công Sơn.
B’lao là tên gọi cũ của Bảo Lộc. Trong ký ức của nhiều người, B’Lao vẫn hiện hữu trong tâm trí họ như một địa danh huyền thoại. Từ năm 1920 tên gọi này bao gồm từ Bảo Lâm, Bảo Lộc kéo dài đến tận một phần của huyện Định Quán, rộng đến 281.186 ha. Án ngữ phía nam thành phố là dãy núi dài hùng vĩ có tên là Đại Bình với đỉnh Sa Pung cao đến 1100m. Từ ngọn núi này, phòng tầm mắt ôm trọn cả màu xanh của rừng núi đại ngàn, của những đồi chè xanh thoải thoải, của những thác nước thiên nhiên hùng vĩ, và của cả sự ấm êm của những buôn làng tộc người Mạ, K'ho,...
Hình ảnh Bảo Lộc ngày nay
Cái tên Blao cũng có rất nhiều nguồn lý giải. Có người cho rằng Blao là đám mây thấp, là vùng gió thổi, là vùng đất giữa ba con sông, là bông hoa trên đồng cỏ.. con đối với chàng nghệ sĩ họ Trịnh, B’lao là mảnh đất thơ đi cùng mình trong câu chuyện tình yêu. Ông dành ba năm thanh xuân (1964 - 1967) cho mảnh đất này, để viết lên những câu từ da diết về những cảm nhận nhân sinh cùng câu chuyện buồn với tình yêu nàng Dao Ánh.
Người tình Dao Ánh và Trịnh Công Sơn ngày đó
Ánh ơi..
…
"Ánh ơi... Buổi sáng thức dậy sương muối xuống đầy cả một vùng trước mặt. Cây cỏ trắng xóa và những người Thượng đi lấy củi sớm ở những đồi chè xung quanh không còn thấy nữa...".
…
Buổi trưa anh không ngủ được nên lang thang ra phố. Mưa nhỏ rồi lớn dần đuổi anh về đây…
…
Ngồi ở đây nhìn ra từng ô cửa kính rất lớn anh mơ hồ thấy mình như lạc về một vùng đất nào mới sơ khai. Cả thành phố chỉ xanh rì những cây cối và từng khoảng đất đỏ….
...
Ánh ơi… Anh nhớ Ánh lắm
...
Cho dù đến cuối cùng mảnh tình duyên của mình với nàng Dao Ánh không trọn vẹn, thế nhưng Trịnh Công Sơn không hề hối hận. Thậm chí đến sau này còn là cảm giác day dứt muốn trở về khoảng thời gian ấy.
“Tôi luôn nhớ thương tuổi trẻ, tuổi của tình nồng nàn Khi tôi yêu thương cái tuổi đời ngào ngạt hương hoa này thì đồng thời tôi cũng yêu một cõi đời đã mất".
Hình ảnh bức thư của Trịnh Công Sơn
Khi không còn ở ở B'lao nữa, ông đến Đà Lạt, đến Sài Gòn rồi chu du khắp nơi trong cõi mộng của kiếp người. Nhưng dường như hơi thở của mảnh đất B'lao và nhạc sĩ họ Trịnh đã hoà làm một, lẫn vào trong những ca từ, khúc ca đi cùng thời gian như: Cát bụi, Tuổi đá nào cho em, Xin trả nợ người, Mưa hồng,...
Hình ảnh hai ca khúc Cát Bụi và Còn Tuổi Nào Cho Em
Đã có một B'lao những năm tháng ấy, một B’lao phẳng lặng đầy những tự tình tâm sự. Bây giờ B’lao đã khác, giờ đây người ta thấy một Blao nhộn nhịp, vui tươi hơn, một B’lao đang ngày càng hiện đại văn minh.
Nhưng dù trải qua bao lâu đi chăng nữa, B'lao ngày ấy và cả Bảo Lộc bây giờ vẫn là một thành phố nhỏ, lặng lẽ, không ồn ào vội vã. Là chốn về để người ta quên đi bao bộn bề cuộc sống. Một Bảo Lộc mơ trong từng câu thơ, tình trong từng mảnh hồn nhạc Trịnh cứ thế sống mãi.
Hình ảnh Phân khu Le Charm và Bảo Lộc ngày nay!