tin tức bất động sản ngọc châu á

Tin Tức

Hệ lụy khi siết tín dụng BĐS dưới góc nhìn của chuyên gia

Thứ bảy, 20/04/2024, 19:24 (GMT+7)

Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành các tổ chức tín dụng siết chặt việc cấp vốn cho nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm BĐS. Vậy khi siết tín dụng BĐS sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Hãy cùng Ngọc Châu Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhiều dự án dở dang, gây hệ lụy rộng với nhiều nhóm đối tượng

Trước mắt, siết tín dụng BĐS sẽ dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung. Trong khi nguồn cầu đang ngày lớn lên, dẫn đến việc cung không đáp ứng kịp cầu. Vì vậy ngành BĐS có thể bị đóng băng hoặc gây nợ xấu ngân hàng.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng siết tín dụng sẽ gây hệ lụy đến ba nhóm đối tượng chính là các nhà đầu tư, nhà phát triển và người mua nhà ở thật. Đây cũng là ba nhóm đối tượng đại diện cho cung cầu của thị trường. Về phía chủ đầu tư, nhà phát triển, sử dụng đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu để triển khai và xây dựng các dự án BĐS.

Siết tín dụng BĐS sẽ gây ra nhiều hệ lụy kinh tế

Siết tín dụng BĐS sẽ gây ra nhiều hệ lụy kinh tế

Do đó, khi nguồn vốn vay bị siết chặt, các dự án sẽ bị đình trệ, gây ảnh hưởng cho xã hội, ảnh hưởng đến các ngành liên quan khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất…v.v. Hơn hết, nhiều dự án còn dở dang cũng khiến nguồn cung trên thị trường ít đi và nguồn cung cũng sẽ thiếu.

Đối với người có nhu cầu mua nhà ở thật, thì nhà là bất động sản có giá trị lớn, giúp họ an cư để làm việc, chăm sóc gia đình. Vì vậy, người mua nhà có nhu cầu ở thực nhưng không đủ vốn cũng cần phải vay nợ ngân hàng. Do đó, việc thắt chặt tín dụng sẽ làm giảm khả năng vay vốn của những người có nhu cầu nhà ở thực tế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tại ngành bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có tình trạng thắt chặt tín dụng. Điều này có thể dẫn đến sự chững lại trong ngắn hạn của thị trường. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh trong dài hạn, ngành bất động sản sẽ cần thêm các chiến lược và công cụ từ các cơ quan chức năng.

Bài học rủi ro vĩ mô từ Trung Quốc

Theo các chuyên gia, khi siết chặt tín dụng BĐS hãy nhìn vào thị trường Trung Quốc trước đây. Vào cuối năm 2020 giới chức Trung Quốc đã khiến các ông lớn địa ốc cò một phen ‘lao đao’ khi ban hành chính sách ‘3 làn ranh đỏ’.

Cụ thể thời điểm sau khi ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã không nhận được thêm các khoản tín dụng nào từ các ngân hàng mặc dù các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhiều lần đảm bảo rằng lĩnh vực BĐS sẽ không bị vỡ nợ và sẽ yêu cầu các ngân hàng gia hạn các khoản vay.

Tuy nhiên, ngay sau đó nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ hệ lụy của việc siết chặt tín dụng với BĐS. Các chuyên gia nhận định rằng, nhà chức trách Trung Quốc đã phải rất nỗ lực cải thiện thị trường BĐS trong nước bằng nhiều biện pháp sau những quyết định sai lệch đó.

Theo các chuyên gia, bài học từ thị trường Trung Quốc là rất đắt nên các nhà hoạch định chính sách, kinh tế ở Việt Nam nên tính toán kiểm tra hợp lý, tránh đi vào vết xe đổ của Trung Quốc khi nguồn vốn trong lĩnh vực quan trọng như BĐS đang bị bóp nghẹt.

Bất động sản là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế, liên quan mật thiết đến nhiều ngành lớn như du lịch, tài chính, xây dựng… Vì vậy, vai trò của lĩnh vực này cần được phát huy đúng mức. Rủi ro vĩ mô là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời.

Cần lấy Trung Quốc làm ví dụ để rút ra bài học cho chúng ta

Cần lấy Trung Quốc làm ví dụ để rút ra bài học cho chúng ta

Cụ thể, thay vì thắt chặt tín dụng, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng thương mại có thể kiểm soát chặt đối tượng được vay vốn đối với nhà đầu tư, nhà phát triển dự án hay người mua nhà ở thật. Ngân hàng nên đánh giá uy tín và năng lực của họ. Đồng thời, cần xem xét kỹ chất lượng và hiệu quả tài chính của các dự án bất động sản khi sử dụng vốn.

Nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ hệ quả lớn của việc siết vốn tín dụng vào BĐS một cách “cứng nhắc” và theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng tình trạng thắt chặt tín dụng sẽ làm giảm nguồn cung và gây  sốt giá  hơn. Vì vậy, cần rà soát lại tất cả các đề án siết chặt như này. 

Quyết định siết tín dụng BĐS chắc chắn sẽ gây nên những tác động đến cả cung và cầu trên thị trường BĐS. Điều này rất có thể sẽ khiến các dự án BĐS đang và sắp triển khai bị chậm tiến độ. Vì vậy, các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng phải tìm giải pháp phù hợp để kiểm soát tốc vấn đề này, hướng tới một  thị trường bất động sản tăng trưởng lành mạnh.

    5/5 - (1 bình chọn)

    tin tức khác

    Le Charm đón đầu xu hướng đầu tư Wellness Second Home cuối năm 2022

    Đón đầu xu hướng đó, chủ đầu tư của Le Charm đã phát triển những sản phẩm Wellness Second Home nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu sống “Thuận Tự Nhiên” đang ngày một lớn dần...

    Khám phá những góc nhìn tuyệt mỹ chỉ có tại Phân khu Le Charm

    Phân khu Le Charm đã được hình thành với mong muốn đáp ứng nhu cầu ‘sống xanh’ giữa không gian tuyệt mỹ đang lớn dần của người Việt Nam...

    Le Charm bàn giao xanh toàn khu giúp cư dân tận hưởng cuộc sống "bỏ phố về vườn" đúng nghĩa

    Phân khu Le Charm tọa lạc tại vị trí “vàng” của xứ B’lao tiếp giáp với nút giao thông cao tốc Dầu Giây - Bảo Lộc đang rục rịch triển khai...

    Tiềm năng tăng giá của Le Charm dưới góc nhìn đầu tư

    Phân Khu Le Charm thuộc Làng Sinh Thái La Nature được đánh giá là ‘viên ngọc quý’ và kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Bảo Lộc trong tương lai gần...