tin tức bất động sản ngọc châu á

Tin Tức

Cuộc đổ bộ mới của giới đầu tư địa ốc vào Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Thứ sáu, 26/04/2024, 22:25 (GMT+7)

TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) trở thành một tâm điểm mới của thị trường bất động sản phía Nam, đặc biệt là từ đầu năm 2020 đến nay...

Giới đầu tư “săn lùng” đất Bảo Lộc

Mấy năm gần đây, giới đầu tư đổ bộ săn lùng đất ở các tỉnh vùng ven Tp.HCM để làm nhà vườn nghỉ ngơi dịp cuối tuần hoặc lễ tết. Trong đó, vùng đất Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang được xem là điểm đến có sức hút với khách mua. Người mua BĐS ở địa phương này không chỉ đến từ phía Nam như Tp HCM hay Bình Dương, mà còn có cả người Hà Nội và Quảng Ninh.

Điểm đến được giới đầu tư tập trung tại Đà Lạt – thành phố ngàn hoa và Bảo Lộc – thủ phủ của chè và tơ lụa. Nếu như Đà Lạt là thành phố phát triển lâu đời, hạ tầng xã hội đang có dấu hiệu quá tải và giá đất cao chót vót, ít dư địa phát triển thì Bảo Lộc lại là thành phố mới với quỹ đất dồi dào, giá đất vẫn còn “khá mềm” và tiềm năng tăng giá cao khi đầu tư quy hoạch hạ tầng nên trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với giới đầu tư hiện nay.

Bên cạnh đó, khí hậu Bảo Lộc mát mẻ quanh năm, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và là vùng đất nghỉ dưỡng được người Pháp lựa chọn cách đây cả trăm năm.

Thác Dambri, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Thác Dambri, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Đặc biệt, theo quy hoạch Bảo Lộc sẽ trở thành đô thị hạt nhân ở phía Nam tỉnh Lâm Đồng nên nơi đây đang có sức hút rất lớn đối với cả NĐT nhỏ lẻ lẫn doanh nghiệp BĐS.

Từ năm 2019 đến đầu năm 2020, không chỉ nhà đầu tư nhỏ lẻ hay dòng người “bỏ phố về rừng” mà Bảo Lộc còn chào đón nhiều “ông lớn” của thị trường BĐS đến đây để tìm kiếm cơ hội làm ăn, phát triển các dự án thăm dò thị trường. Nhìn vào danh sách đầu tư ở địa phương này có thể thấy những cái tên lớn của ngành BĐS như: TTC, Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú…

Đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng

Theo đề án quy hoạch Bảo Lộc và các vùng phụ cận, Bảo Lộc sẽ đạt các tiêu chí đô thị lọai II trong năm 2020 và hướng đến trở thành đô thị loại I vào năm 2035, phát triển toàn diện trên tất cả mọi mặt, dần sánh ngang và tiến đến thay thế Đà Lạt để trở thành thủ phủ của tỉnh cũng như toàn vùng phía Nam Tây Nguyên.

Một góc Dambri, Bảo Lộc

Một góc Dambri, Bảo Lộc

Các tuyến đường nội thị như Hà Giang, Nguyễn Văn Cừ và một số tuyến đường khác thuộc khu vực Chợ Mới được mở rộng. Quốc lộ 20, 55, 27, 28 được nâng cấp sẽ làm tăng khả năng kết nối từ Bảo Lộc đến các huyện và tỉnh khác dễ dàng.

Đặc biệt, dự án cao tốc xuyên Việt trục Dầu Giây – Liên Khương đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để tiến hành khởi công, trong đó ưu tiên đoạn Tân Phú – Bảo Lộc. Theo đánh giá của ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Ngọc Châu Á,  bên cạnh lợi thế về “đặc sản” khí hậu, yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển của thị trường bất động sản Bảo Lộc gần đây còn có một số yếu tố quan trọng khác, đó là địa thế của Bảo Lộc khá gần với TP.HCM, có hệ thống kết nối hạ tầng khá thuận lợi.

Bảo Lộc có 2 trục quốc lộ chạy qua là 20 và 55, kết nối với TP.HCM và Phan Thiết với thời gian di chuyển lần lượt hơn 3 giờ và hơn 2 giờ. Trong 3 năm qua, thành phố cũng đã hoàn thiện 15 tuyến đường nội thị với chiều dài 32,7 km, nâng mật độ đường chính đô thị lên 9,8 km/km2 và đạt tiêu chuẩn của đô thị loại II.

“Từ TP.HCM đến Bảo Lộc hiện nay chỉ mất khoảng 4 giờ đi xe ô tô, trong tương lai, nếu tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành, thời gian di chuyển chỉ còn 2 giờ đồng hồ”, ông Hạnh nói và phân tích thêm, ngoài những lợi thế kể trên, Bảo Lộc có lợi thế lớn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư hiện nay nữa là giá bất động sản còn khá “mềm”, nhà đầu tư chỉ cần có 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đã có thể sở hữu được một ngôi nhà thứ 2 tại đây.

Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Liên Khương đang gấp rút triển khai

Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Liên Khương đang gấp rút triển khai

Bên cạnh đó, Bảo Lộc cũng có kế hoạch sáp nhập để mở rộng diện tích về phía huyện Bảo Lâm, trong đó có xã Lộc Tân. Một nhà đầu tư chuyên phát triển các dự án nhà vườn tại Lâm Đồng cho biết: “Đất ở các xã ven thành phố thường rẻ hơn vùng trung tâm và sẽ tăng giá nhanh nhờ ăn theo tiến độ phát triển hạ tầng của thành phố nên được nhiều người săn tìm. Nhất là khi nó sáp nhập vào thành phố thì lợi nhuận còn cao hơn rất nhiều. Chẳng hạn như vừa có thông tin xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm sẽ sáp nhập vào Bảo Lộc là đất đai ở vùng này sốt ngay”.

“Nói thế để thấy là chỉ cần nghiên cứu kỹ định hướng phát triển và đón đầu các dự án dân cư – hạ tầng là nhà đầu tư có thể tìm thấy vô vàn cơ hội ở thành phố mới đang phát triển rất sôi động này. Do đó, nhà đầu tư ở TPHCM và cả Hà Nội đổ về đây để chờ cơ hội cũng không có gì lạ!”, vị này đánh giá.

    5/5 - (1 bình chọn)

    tin tức khác

    Ô tô cá nhân đang định hình lại thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng sau bão dịch

    Ô tô cá nhân đang góp phần vào việc chuyển đổi xu thế, thậm chí là yếu tố quan trọng định hình giá trị bất động sản nghỉ dưỡng do phần lớn du khách vẫn...

    Bất chấp dịch Covid-19, Bất Động Sản tiếp tục tăng giá

    Nhà liền thổ là loại hình có sức kháng dịch tốt trước đại dịch Covid-19, khi mà sức mua ghi nhận vẫn ổn định cả trong và sau thời điểm dịch được kiểm soát...

    Giải mã biên độ tăng giá bất động sản khu Tây TP HCM

    Nếu Khu Đông và khu Nam thu hút giới đầu tư với nhiều dự án được triển khai, quỹ đất lớn hạ tầng giao thông triển khai mạnh thì khu Tây với hạ tầng...

    Lý do nhà phố khởi động sớm hậu giãn cách xã hội

    Vài tuần sau thời gian hạn chế tiếp xúc bán hàng do cách ly để phòng Covid-19, một số sàn địa ốc bán nhà phố bắt đầu tăng nhẹ mãi lực trở lại sau...